Phát triển ngành Thủy sản theo hướng bền vững, tương xứng với tiềm năng

5 năm qua, mức tăng trưởng bình quân 4,32%/năm, trong đó, sản lượng thủy sản tăng 36,8%, giá trị tăng 53,29% so với năm 2010. Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, dịch bệnh trên tôm, cá, nhuyễn thể xuất hiện thường xuyên gây bất lợi cho sự phát triển của ngành Thủy sản - đó là một kết quả rất đáng phấn khởi cho ngành kinh tế mũi nhọn này. Tin tưởng rằng, mức tăng trưởng sẽ còn cao hơn nữa, bởi cơ quan chức năng đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, trước mắt là trong nhiệm kỳ 2016-2020.

thu tôm thẻ Thạnh Phú
Thu hoạch tôm thẻ thâm canh tại huyện Thạnh Phú.

Ngành thủy sản tăng trưởng trên nhiều mặt

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các đối tượng nuôi thủy sản chủ lực của tỉnh như tôm biển, cá tra, nghêu, sò đều phát triển khá mạnh. 5 năm qua, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 42.407ha lên 46.800ha, sản lượng ước đạt 251.500 tấn (tăng 49%), giá trị ước đạt 7.904 tỷ đồng, tăng 52,03%. Trong đó, tôm chân trắng phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2010-2015, từ 528ha năm 2010 đến nay là 7.500ha, đánh dấu bước phát triển mạnh về con tôm chân trắng, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, tay nghề kỹ thuật của người nuôi ngày một nâng cao, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến xuất khẩu. Nhuyễn thể phát triển ổn định thông qua hình thức quản lý cộng đồng và đã được Hội đồng Biển quốc tế cấp chứng nhận MSC. Tôm càng xanh phát triển khá mạnh với hình thức nuôi mới là bán thâm canh và phương thức nuôi truyền thống trong mương vườn, xen lúa, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong quá trình phát triển, nhiều tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế được đưa vào áp dụng trong nuôi trồng thủy sản, nhiều cơ sở nuôi đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP, AquaGAP và MSC.

Tỉnh có đội tàu khai thác thủy sản tương đối lớn 3.620 chiếc, công suất bình quân 261CV/tàu, số tàu khai thác xa bờ luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, số lượng tàu khai thác xa bờ 1.762 tàu, chiếm 48,67% tàu cá toàn tỉnh, công suất bình quân 465CV/tàu. Sản lượng khai thác năm 2015 ước đạt 165 ngàn tấn, tăng 21,6% so với năm 2010, giá trị năm 2015 ước đạt 5.386 tỷ, tăng 43,8% so với năm 2010. Riêng năm 2015, ngư dân Bến Tre đóng mới và cải tiến hàng trăm tàu, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 29 tỉnh, thành có bờ biển.

Đến nay, tỉnh thành lập được 153 tổ hợp tác với 727 hộ/1.363 tàu khai thác thủy sản. Các tổ hợp tác đã cải thiện được hiệu quả hoạt động khai thác, góp phần hình thành và phát triển hoạt động dịch vụ hậu cần trên biển, tạo điều kiện thuận lợi giúp cho tàu bám biển dài ngày đạt hiệu quả cao, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn chủ quyền vùng biển.

Bến Tre có 9 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất thực tế trên 70 ngàn tấn/năm, chủ yếu là sản phẩm đông lạnh (cá tra phi-lê, nghêu). Sản lượng sản phẩm thủy sản qua chế biến tăng từ 23.400 tấn năm 2010 lên trên 44.500 tấn năm 2015. Giá trị xuất khẩu tăng từ 49,7 triệu USD năm 2010 lên 62,5 triệu USD năm 2014.

Sản phẩm thủy sản của Bến Tre đã xuất khẩu sang 40 nước và vùng lãnh thổ như: Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Bỉ, Malta, Ý, Hà Lan, Đức, Mexico, Canada, Cuba, Ai Cập... Trong đó, thị trường xuất khẩu chính vẫn là Nhật, Mỹ, EU.

Giải pháp để ngành thủy sản phát triển bền vững

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, ngành Thủy sản phát triển như hiện nay là chưa thật sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng. Bởi còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức trước các điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh, giá cả không ổn định, sản phẩm thủy sản chưa được chế biến sâu, giá trị gia tăng trong sản phẩm còn thấp, tình trạng nuôi ngoài quy hoạch, điều kiện vệ sinh thú y chưa được đảm bảo.

Ông Buội cho biết: Ổn định và khai thác có hiệu quả vùng nuôi theo hướng an toàn, bền vững đồng thời có chú ý đến các khả năng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn sâu và kéo dài; đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường. Xây dựng và nhân rộng mô hình nông ngư kết hợp trên đất lúa kém hiệu quả, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp; áp dụng công nghệ cao và quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù hợp quy chuẩn quốc tế... Đó là những tiêu chí mà ngành này sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ tới.

Theo đó, trên lĩnh vực nuôi trông thủy sản, sẽ xây dựng các vùng nuôi thủy sản an toàn theo hướng liên kết, thí điểm và nhân rộng mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên và tập trung triển khai thực hiện các dự án về giống, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản 3 huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú.

Trong khai thác thủy sản, sẽ thực hiện cơ cấu lại tàu khai thác ven bờ, hạn chế các ngư cụ và phương tiện khai thác lạm sát nguồn lợi thủy sản và hủy hoại môi trường sinh thái biển. Đồng thời, sẽ triển khai các chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề và việc làm để ổn định cuộc sống. Thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển khai thác xa bờ, phát triển mô hình tổ, đội khai thác thủy sản trên biển. Hỗ trợ nâng cao năng lực khai thác, chuyển đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế, thị trường tiêu thụ tốt và hỗ trợ áp dụng kỹ thuật, công nghệ giảm thất thoát sau thu hoạch.

“Cùng với thực hiện quy hoạch, chuyển đổi nuôi trồng và khai thác cho phù hợp hơn, việc hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, bảo quản, chế biến thủy sản đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến, kết hợp tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu đảm bảo nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; ưu tiên phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng... cũng là những vấn đề hết sức quan trọng sẽ được thực hiện trong thời gian tới” - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định.

Đến năm 2020, ổn định diện tích nuôi thủy sản 46 - 47 ngàn héc-ta, trong đó nuôi thâm canh 8 - 10 ngàn héc-ta, sản lượng đạt 250 - 300 ngàn tấn, gồm các đối tượng chủ lực như tôm sú, tôm chân trắng, nghêu, cá tra và tôm càng xanh.

Tổng số tàu thuyền khoảng 5 ngàn chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 2 ngàn chiếc; sản lượng đánh bắt giữ ổn định 160 ngàn tấn/năm.

Báo Đồng Khởi, 07/10/2015
Đăng ngày 07/10/2015
Bài, ảnh: Phương Bình
Kinh tế

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 23:21 01/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 23:21 01/05/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 23:21 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 23:21 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 23:21 01/05/2024